Thanh Cong Medical Clinic
Thanh Cong Medical Clinic

Thế giới vẫn ở trong COVID-19 tâm nguyện với số người mắc tội và tử vong không ngừng tăng lên từng ngày. Do đó, công việc phát minh ra một loại vắc xin toàn diện và hiệu quả để chống lại bệnh này là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của mỗi quốc gia.

Vắc xin cứu sống hàng năm bằng cách tiêu chuẩn tự nhiên phòng vệ sinh có thể để từ đó nhận ra và chống lại tác nhân gây bệnh. Thế giới đang ở giữa COVID-19 dịch vụ và sự thực hiện đang tồn tại trong cuộc chạy đua về phát triển xin an toàn và hiệu quả chống lại căn bệnh này.

Tình hình sản xuất vắc xin COVID-19  trên thế giới

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), vắc xin phải chứng minh được kết quả tối thiểu 70% số người tham gia; but the Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), con số này là 50%. Hiện nay đã có hơn 50 quốc gia tham gia sản xuất và tiến hành thử nghiệm lâm sàng bệnh xin COVID-19, bước đầu đạt được những kết quả nhất định.

Nga là nước đầu tiên duyệt duyệt xin COVID-19 và bắt đầu tiêm chủng cho người dân từ tháng 8 năm 2020 và được phát triển trên 100 000 người. Ngày 24 tháng 11, vắc xin COVID-19 của Nga, Sputnik V do Viện Gamaleya phát hành báo cáo có hiệu quả lên tới 91,4%. Ngày 30 tháng 11, công ty dược phẩm Moderna của Mỹ công bố thử nghiệm xin COVID-19, cho kết quả là 94,1%. Công ty dược phẩm AstraZeneca của Anh cũng đang nộp đơn xin phê chuẩn bệnh phẩm của mình sau khi công bố dữ liệu thử nghiệm về tỷ lệ hiệu quả trung bình 70% và nhiều nhất là 90% đối với một nhóm nhỏ những người tham gia Thử pha liều lần 1 và đủ liều lần 2. Hai nhà sản xuất dược phẩm của Mỹ, Johnson & Johnson và Novavax, lên kế hoạch thử nghiệm đầu năm 2021.

Có hơn 50 ứng cử viên vắc-xin COVID-19 đang được thử nghiệm và đạt những bước tiến nhất định.

Ngày 3 tháng 12 năm 2020, Vương quốc Anh cho phép lưu hành vắc xin do hãng Pfizer và BioNTech phối hợp phát triển để phòng ngừa COVID-19. Đây là quốc gia phương Tây đầu tiên triển khai tiêm chủng đại trà vắc xin này. Tiếp sau đó, Mỹ, Canada, Singapore, Baren, Mexico, Pháp và Ủy ban châu Âu cũng đã phê duyệt cho phép sử dụng loại vắc xin này. Tuy hiệu quả cao hơn 90%, vắc xin này gây khó khăn trong quá trình vận chuyển khi đòi hỏi các phương tiện bảo quản có hệ thống làm lạnh âm sâu (-70 đến -80 độ C).

Tại Trung Quốc, kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 được công bố ngày 30 tháng 12 cho thấy, vắc xin COVID-19 được phát triển bởi công ty China National Biotec Group Co. thuộc tập đoàn dược phẩm Sinopharm có hiệu quả 79,34% chống lại COVID-19. Vắc xin này cũng đã được thử nghiệm trên 31 000 tình nguyện viên ở tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất. Kết quả cho thấy hiệu quả lên tới 86% và không gây có biến chứng nghiêm trọng nào. Vắc xin có thể được vận chuyển và bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh bình thường. Kết quả này đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật của Tổ chức Y tế Thế giới và các tiêu chuẩn do Cục Quản lý sản phẩm Y tế Quốc gia Trung Quốc quy định. Hiện sản phẩm vắc xin này đang chờ phê duyệt từ Cục Quản lý sản phẩm Y tế Quốc gia Trung Quốc để phân phối trên thị trường.

Việt Nam trong dòng chy công nghệ vắc xin COVID-19

Tại Việt Nam, các nhà sản xuất vắc xin COVID-19 trong nước đang nỗ lực đẩy mạnh tiến độ phát triển vắc xin. Ba đơn vị IVAC, VABIOTECH và NANOGEN đã hoàn thiện quy trình sản xuất quy mô phòng thí nghiệm và hiện đang đánh giá tính an toàn, tính sinh miễn dịch của vắc xin trên động vật. Ngày 10 tháng 12 năm 2020, vắc xin Nano Covax - vắc xin COVID-19 sản xuất bởi công ty NANOGEN, đã thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 trên tình nguyện viên. Để khẳng định tính an toàn và tìm liều lượng thích hợp, giai đoạn 1 dự kiến sẽ được triển khai trên 60 tình nguyện viên với 3 liều: 25 mcg, 50 mcg và 75 mcg. Sau đó, giai đoạn 2 dự kiến sẽ được triển khai trên 400 - 600 người và giai đoạn 3 cần tối thiểu 3 000 người cho tới 30 000 người. Song song với việc triển khai giai đoạn 1, các đơn vị liên quan đang chuẩn bị cho thử nghiệm vắc xin Nano Covax giai đoạn 2 và 3. Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì việc theo dõi và thúc đẩy tiến độ thử nghiệm lâm sàng vắc xin Nano Covax nhằm sớm có vắc xin trong nước, đặc biệt là trong việc tìm kiếm đối tác nước ngoài chuẩn bị thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 cũng như chuẩn bị phương án cho sản xuất quy mô công nghiệp. Tính tới cuối năm 2020, không ghi nhận bất kỳ phản ứng bất thường nào trên tất cả các tình nguyện tiêm vắc xin Nano Covax giai đoạn 1.

Vắc xin Nano Covax do Việt Nam sản xuất đã đưa vào thử nghiệm giai đoạn 1 bước đầu đạt kết quả khả quan.

Dự kiến trong tháng 1 năm 2021 này vắc xin Covivac - vắc xin COVID-19 thứ 2 của Việt Nam do Viện Vắc xin và sinh phẩm (IVAC) nghiên cứu cũng được tiến hành thử nghiệm trên người.

Những vấn đề đặt ra

Bên cạnh những thành công ban đầu trên đường đua vắc xin COVID-19 này, các câu hỏi được đặt ra là “Liệu tính an toàn của các loại vắc xin này có được duy trì khi tiêm vắc xin đại trà cho hàng triệu và có thể hàng tỷ người không? Có thể các tác dụng không mong muốn sẽ xuất hiện khi tiêm nhiều người và thời gian lâu hơn?”. “Việc triển khai một loại vắc-xin yêu cầu hai liều có phù hợp không khi một số lượng lớn người nhận có thể bỏ lỡ liều thứ hai?”. “Vắc xin sẽ có hiệu lực trong bao lâu?”. “Liệu vắc xin có thể ngăn ngừa sự lây truyền từ các ca bệnh không triệu chứng không?” hoặc “Liệu vắc xin có an toàn đối với một số nhóm người dễ bị tổn thương như trẻ em, phụ nữ mang thai và bệnh nhân suy giảm miễn dịch không”. Tất cả những câu hỏi đó đang cần được giải đáp trong thời gian sắp tới nhưng có một điều mà tất cả các quốc gia đều thừa nhận, vắc xin chỉ là một trong các biện pháp can thiệp khống chế dịch, tất cả các biện pháp khác nhằm đảm bảo hạn chế lây lan như hiện nay chúng ta đang thực hiện tốt vẫn rất cần thiết bởi vi rút biến đổi không ngừng, nếu để chúng tự do phát triển sẽ có rất nhiều biến chủng được tạo ra và nỗ lực trong việc sản xuất vắc xin sẽ mất tác dụng.

CN. Hoàng Thị Ngọc Anh - TS. BS. Phạm Quang Thái (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương)

Bản quyền thuộc về Phòng khám đa khoa Thành Công

Developed by Daniel Vu

X

Bạn cần hỗ trợ